Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Ho kéo dài nhiều năm có phải bị ung thư phổi?


Từ lâu, thường vào mùa đông, tôi ho có đờm, cũng có khi không đờm, ho một tràng dài và són nước tiểu, dù có uống thuốc hoặc không thì sau 3-5 tuần cũng hết. Tôi không biết có phải mình bị viêm phế quản hay có biểu hiện của bệnh ung thư phổi? (Nguyen Thuy Hang) Trị ung thư phổi đúng cách



Tôi 30 tuổi, đã lập gia đình và có cháu gái sắp vào lớp 1. Mỗi lần đi khám bệnh, bác sĩ lại cho những loại thuốc tôi đã biết và không có tác dụng gì. Tôi đã hỏi xem trường hợp của mình là do dị ứng hay tôi bị yếu phổi nhưng bác sĩ cũng không chuẩn đoán được.  Trị ung thư phổi nhanh

Từ khi học cấp 1 thỉnh thoảng tôi đã bị chứng ho này nhưng chỉ kéo dài vài ngày rồi tự hết nhưng về sau càng ngày càng nặng hơn. Sau khi sinh con thì càng tệ hại vì mỗi lần ho là không thể cầm nước tiểu được và đôi khi ho lâu nhức lên cả đỉnh đầu. Ho chừng 4-5 ngày lại dẫn đến đau cổ và có khi khàn tiếng. Trị ung thư phổi ở đâu

Cách đây vài tuần, mặc dù không bị ho nhưng sáng ra tôi nhổ từ cổ ra một cục đờm vàng đặc như khi bị sổ mũi vậy. Trị ung thư phổi như nào

Trả lời:

Những biểu hiện mà bạn tả không làm tôi nghĩ đến các căn nguyên thường gây ho mãn tính là: chảy nước mũi xuống họng, trào ngược dạ dày thực quản, dùng thuốc ức chế men chuyển để chữa bệnh tăng huyết áp. Trị ung thư phổi hiệu quả

Có rất nhiều khả năng bạn bị bệnh hen phế quản (thể hiện ho dai dẳng thay vì những cơn khó thở kịch phát). Nếu ho nhiều mà làm són nước tiểu, nhức đầu, đau cổ và khản tiếng thì cũng là điều dĩ nhiên, khi chữa khỏi ho thì các triệu chứng này cũng mất đi. Trị ung thư phổi

Để chữa hen bạn nên dùng thuốc Ventolin xịt vào họng, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần xịt thì bóp hai nhát (đây không phải là xông họng mà chỉ là mượn đường họng để đưa thuốc vào phổi. Khi nào đã hết hẳn ho (thường thì sau vào ngày) thì ngưng xịt.

Song song với loại thuốc trên bạn cần xit thêm thuốc Seretide (lọ xịt 25/250 mcg) vào họng, sáng xịt hai nhát, chiều xịt hai nhát (xịt Ventolin trước và xịt Seretide sau vài phút). Chú ý là khi xịt Seretide phải liên tục trong hai tháng mới hết hẳn ho để chống ho tái phát. Các thuốc trên đều bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc, không cần dùng kháng sinh.

Chúc bạn mau hồi phục sức khoẻ!

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Ung thư hầu- họng liên quan tới vi rút gây u nhú ở người (HPV-human Papillomavirus)

Ung thư hầu- họng liên quan tới vi rút gây u nhú ở người (HPV-human Papillomavirus)
Ung thư hầu- họng là một bệnh mà các tế bào ác tính tạo thành trong các mô của hầu- họng. Hầu- họng là một phần giữa cổ họng trong đó bao gồm các cơ sở của lưỡi, amidan, vòm miệng, và các thành của họng. Ung thư hầu- họng có thể được chia thành hai loại: ung thư có liên quan đến nhiễm vi rút gây u nhú ở người (HPV-human Papillomavirus), và ung thư có liên quan đến rượu hoặc sử dụng thuốc lá.
Ung thư hầu- họng ung thư  có dương tính với HPV còn được gọi là HPV16 và ung thư hầu- họng (HPV và OPC) là sự kết hợp của ung thư biểu mô tế bào vảy hầu- họng  (OSCC), kết hợp với loại HPV- 16 vi rút .
1.    Dịch tễ học
HPV và OPC có xu hướng trẻ hóa so với những người chỉ nhiễm HPV. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm HPV ngày càng tăng có liên quan đến bệnh ung thư hầu- họng ở Mỹ, có thể là do thay đổi hành vi tình dục không an toàn.
Giảm tỷ lệ hút thuốc có thể  dẫn tới giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư âm tính với HPV. Trong khi những thay đổi trong hoạt động tình dục lại làm tăng tỷ lệ mắc ung thư dương tính với HPV. Tại Mỹ, HPV và OPC chiếm khoảng 60% các trường hợp OPC lớn hơn 40% so với thập kỷ trước. Đến 2007, tỷ lệ mắc chung OPC ở Mỹ, bao gồm cả không liên quan đến HPV, là 3,2 trường hợp trên 100.000 nam giới/năm và 1,9 trường hợp trên 100.000 nữ giới/năm. Tỷ lệ mắc HPV liên quan đến mắc OPC cũng được tăng lên ở các nước khác. Ví dụ, tại Thụy Điển (2007), có trên 80% trường hợp mắc HPV đối với ung thư ở Amidan . Tại Úc, tỷ lệ mắc HPV liên quan OPC là 1,56 trường hợp trên 100.000 nam giới/năm .
Hình 1. Hình ảnh giải phẫu hầu họng

2.    Nguyên nhân
Nhiễm trùng răng miệng HPV xuất hiện trước khi có sự phát triển của HPV và OPC. Chấn thương nhẹ ở lớp màng chất nhầy đóng vai trò quan trọng trong việc lây nhiễm  HPV. Chúng có thể xâm lấn xuống lớp đáy của thượng bì. Những người xét nghiệm dương tính với HPV-16 ở miệng có có nguy cơ phát triển tình trạng nhiễm HPV và OPC cao gấp 14 lần so với những người không nhiễm HPV.
Suy giảm miễn dịch cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HPV và OPC . Những người có di truyền TGF-β1, đặc biệt T869C, có nhiều khả năng có HPV16 và OPC. TGF-β1 đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hệ thống miễn dịch.
Một nghiên cứu (1999) đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân có nhiễm HPV liên quan đến bệnh ung thư ở bộ phận sinh dục thì có nguy cơ gia tăng gấp 4,3 lần  nguy cơ mắc hạch hạnh nhân của ung thư biểu mô tế bào vảy.
Đồng nhiễm vi rút Herpes-8 có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV-16 rất cao .
3.    Triệu chứng
Những dấu hiệu có thể có của bệnh ung thư hầu họng  bao gồm:
-    Đau họng kéo dài
-    Đau hoặc khó nuốt
-    Giảm cân không rõ nguyên nhân
-    Thay đổi giọng nói
-    Đau tai
-    Có khối u ở mặt sau của cổ họng hoặc miệng
-    Có khối u trong cổ
-    Xuất hiện cơn đau âm ỉ phía sau xương ức
-    Ho
4.    Quá trình phát triển
Ung thư lan rộng trong cơ thể theo 3 cách:
-    Ung thư xâm nhập vào các mô bình thường xung quanh.
-    Ung thư xâm nhập vào hệ thống bạch huyết và đi qua các mạch bạch huyết đến các nơi khác trong cơ thể.
-    Ung thư xâm nhập vào tĩnh mạch, mao mạch và đi qua máu đến những nơi khác trong cơ thể.
Các giai đoạn phát triển:
-    Giai đoạn 0: ung thư biểu mô tại chỗ. Tế bào bất thường được tìm thấy trong lớp màng của hầu họng. Chúng có thể trở thành ung thư và lây lan vào các mô bình thường xung quanh.
-    Giai đoạn 1: Ung thư đã được hình thành, có kích thước 20mm hoặc nhỏ hơn và chưa lan ra ngoài vùng hầu họng.
-    Giai đoạn 2: Ung thư đã hình thành và kích thước lớn hơn 20mm nhưng không lớn hơn 40mm. Chưa lan ra ngoài vùng hầu họng.
-    Giai đoạn 3: Kích thước của ung thư lớn hơn 40mm. Chưa lan rộng ra bên ngoài vùng hầu- họng. Bất kỳ kích thước và đã lan rộng đến chỉ có một hạch bạch huyết trên cùng một bên của các cổ như ung thư. Các hạch bạch huyết bị ung thư là 30mm hoặc nhỏ hơn.
-    Giai đoạn 4A: Ung thư đã lan đến các mô gần vùng hầu họng, bao gồm vòm miệng, hàm dưới, các cơ của lưỡi hoặc cơ trung tâm của hàm và có thể lây lan sang một hoặc nhiều hạch bạch huyết gần đó, và kích thước của khối u không lớn hơn 60mm. Giai đoạn này, ung thư đã lan rộng đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết, có nghĩa là lớn hơn 30mm nhưng không lớn hơn 60mm.
-    Giai đoạn 4B:  Ung thư bao quanh động mạch chính ở cổ hoặc đã di căn đến xương trong xương hàm, di căn đến phần cơ ở phía bên của hàm hoặc phần trên của cổ họng phía sau mũi và có thể lan đến các hạch bạch huyết gần đó. Ung thư đã lan đến hạch bạch huyết có nghĩa là lớn hơn 60 mm và có thể đã lây lan đến các mô xung quanh vùng hầu họng.
-    Giai đoạn 4C: Ung thư đã lan đến tất cả các bộ phận khác của cơ thể, và có thể lan đến các hạch bạch huyết.
Một nghiên cứu được tiến hành hơn 15 năm, đã phát hiện ra rằng những người có nguy cơ tiếp xúc với HPV cao thì khả năng tiến triển lên HPV và OPC càng cao. Bệnh ung thư liên quan đến HPV gây ra bởi sự xuất hiện của E6 và E7 của protein HPV liên kết với khối u ức chế và bất hoạt Protein p53 và Protein nguyên bào võng mạc.
5.    Chẩn đoán
Các xét nghiệm và phương pháp sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán ung thư hầu- họng:
+ Kiểm tra vật lý và lịch sử của bệnh: khám để phát hiện các dấu hiệu chung về sức khỏe, bao gồm cả kiểm tra các dấu hiệu của bệnh, chẳng hạn như sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc bất cứ điều gì khác bất thường. Kiểm tra miệng và cổ và cổ họng bằng gương nhỏ để kiểm tra các khu vực bất thường. Sau đó, hỏi về các thói quen sức khỏe của bệnh nhân, các bệnh trước đây và phương pháp điều trị.
    + CT scan (CAT scan): chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cắt lớp trục vi tính nhằm mục đích chụp lại chi tiết các hình ảnh ở khu vực bên trong cơ thể từ các góc độ khác nhau, để xem có dấu hiệu bất thường.
+ MRI (chụp cộng hưởng từ): sử dụng nam châm, sóng radio và máy tính để thực hiện một loạt các hình ảnh chi tiết của khu vực bên trong cơ thể. Thủ tục này còn được gọi là chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMRI).
+ X-quang: Chụp X-quang của các cơ quan và xương. X-quang là một loại tia năng lượng có thể đi qua cơ thể và được ghi thành phim các hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể.
+ PET scan (positron phát thải chụp CT scan): để tìm các tế bào khối u ác tính trong cơ thể. Một lượng nhỏ phóng xạ gắn vào đường (glucose) được tiêm vào tĩnh mạch. Máy quét PET quay xung quanh cơ thể và quan sát các phần có dòng phóng xạ chạy qua. Các tế bào khối u ác tính xuất hiện sáng hơn trong hình vì chúng đang hoạt động mạnh hơn và mất nhiều glucose hơn các tế bào bình thường.
+ Nội soi: nhằm mục đích quan sát các cơ quan và mô trong cơ thể để phát hiện bộ phận bất thường. Ống nội soi được đưa vào thông qua mũi hay miệng của bệnh nhân và quan sát các tế bào bên trong. Nội soi cũng có thể có một công cụ để loại bỏ các mô hoặc mẫu hạch bạch huyết có dấu hiệu của bệnh sau khi được kiểm tra dưới kính hiển vi.
+ Sinh thiết: Việc loại bỏ các tế bào hoặc mô có dấu hiệu của bệnh ung thư sau khi xác định bằng quan sát dưới kính hiển vi và phân tích bệnh học.
Từ kết quả của các phương pháp trên, các bác sĩ sẽ chẩn đoán về tình trạng mắc ung thư và giai đoạn mắc ung thư của bệnh nhân.
6.    Phòng ngừa
Có nhiều bạn tình, từng quan hệ tình dục bằng miệng-sinh dục, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, miệng, có kết quả Pap smear bất thường hoặc chứng loạn sản cổ tử cung, có xuất hiện mụn cóc sinh dục là các chỉ điểm nguy cơ của bệnh. Nghiên cứu (2010) kết luận rằng người sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc HPV và OSCC, và có nguy cơ cao tái phát bệnh cao so với những người không bao giờ hút thuốc lá.
Do đó, biện pháp tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm HPV và OPC là giảm các yếu tố nguy cơ cao của bệnh và tiêm vắc xin HPV đầy đủ, đủ liều và đúng thời điểm.
7.    Điều trị
Đối với những người mắc bệnh ung thư hầu họng, biện pháp điều trị tốt nhất là kết hợp giữa xạ trị và hóa trị liệu. Liệu pháp này có hiệu quả được so sánh tương tự như xử trí ngoại khoa.

Kết quả của nghiên cứu trên 27 bệnh nhân trải qua giai đoạn phát triển (III và IV) của ung thư hầu họng cho thấy 67% đã có cơ sở các tổn thương lưỡi và 82% sử dụng ống dạ dày trước hoặc trong quá trình điều trị. Ba tháng sau khi điều trị kết hợp hóa trị và xạ trị, có 33% bệnh nhân ăn được bằng đường miệng, 45% đã có thể ăn uống nhưng vẫn phải cho ăn qua ống và 22% đã không thể ăn uống được 

Ung thư gan - Những dấu hiệu của ung thư gan

Ung thư gan - Những dấu hiệu của ung thư gan
1.      Dấu hiệu của bệnh ung thư gan
Ung thư gan nguyên phát xảy ra khi các tế bào ung thư (ác tính) bắt đầu lớn lên ở mô của gan. Tuy nhiên, ung thư gan thứ phát (loại ung thư xảy ra khi khối u ở những phần khác của cơ thể di căn tới gan) hay gặp hơn nhiều so với ung thư gan nguyên phát.

Vì ung thư gan hiếm khi được phát hiện sớm nên tiên lượng bệnh thường xấu. Tuy vậy, ngay trong những trường hợp tiến triển, việc điều trị có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện chất lượng sống. Ngoài ra, các phương pháp điều trị chuẩn như phẫu thuật, hoá trị liệu và tia xạ, các liệu pháp mới và ít xâm hại có thể là lựa chọn cho một số người.
Nhưng thông tin khích lệ nhất về ung thư gan là có thể giảm nhiều nguy cơ bị ung thư bằng cách tiêm vaccin phòng chống nhiễm virút viêm gan B (HBV). Những thay đổi về lối sống có thể giúp phòng ngừa các nguyên nhân chính khác gây ung thư gan, như viêm gan C và xơ gan.
2.     Dấu hiệu và triệu chứng
Hầu hết người bệnh không có các dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn đầu của ung thư gan, điều đó có nghĩa là bệnh có thể không được phát hiện cho tới khi bệnh khá tiến triển. Khi xuất hiện các triệu chứng, chúng có thể bao gồm một số hoặc tất cả những triệu chứng dưới đây:
- Giảm ngon miệng và sút cân
- Đau bụng, đặc biệt ở vùng phía trên bên phải của bụng, có thể lan rộng ra lưng và vai
Buồn nôn và nôn
- Yếu và mệt mỏi
- Gan to lên
- Bụng to (cổ chướng)
- Mắt và da vàng do hiện tượng tích tụ bilirubin – sản phẩm còn lại của quá trình phá huỷ hồng cầu.
Thông thường, gan xử lý bilirubin để có thể bài tiết nó ra khỏi cơ thể. Nhưng bệnh gan có thể khiến chất này tích tụ trong máu, khiến da và mắt bị vàng và nước tiểu màu nâu sậm.
3.     Các yếu tố nguy cơ
Ung thư gan có thể xảy ra ở tất cả các độ tuổi và chủng tộc, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh, bao gồm:
Giới tính: Nam giới dễ bị ung thư gan gấp 2-3 lần so với nữ giới.
Chủng tộc: Người Mỹ gốc Á có tỷ lệ bị ung thư gan cao nhất ở Mỹ. Người Mỹ da đen và gốc Tây Ban Nha, cũng có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn so với người da trắng.
Nhiễm HBV hoặc virút viêm gan C (HCV) mạn tính. Nhiễm HBV hoặc HCV là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ung thư gan. Trên toàn thế giới, nhiễm HBV gây ra 80% số trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan.
Xơ gan: Dạng bệnh tiến triển và không thể hồi phục này khiến hình thành mô sẹo ở gan và làm tăng khả năng bị ung thư gan.
Tiếp xúc với aflatoxin: Với người sống ở châu Phi và nhiều vùng của châu Á, ăn thực phẩm nhiễm aflatoxin làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
Uống quá nhiều rượu: Uống quá nhiều rượu có thể gây tổn thương gan không hồi phục và làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
Hút thuốc: Hút bất cứ loại thuốc lá nào đều dễ bị ung thư gan.
Tiếp xúc với vinyl chlorid, thorium dioxid (Thorotrast) và arsenic: Tiếp xúc với bất cứ chất hoá học nào trong số những chất này có thể góp phần gây ung thư gan.
4.     Sàng lọc và chẩn đoán
Nếu bị bất cứ triệu chứng nào của ung thư gan, như sút cân không rõ nguyên nhân, đau, bụng chướng hoặc vàng da, hãy đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và khám thực thể. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm một hoặc một vài xét nghiệm dưới đây:
Siêu âm.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT).
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
- Chụp quét gan.
- Sinh thiết gan.

- Các xét nghiệm máu.